Các đơn vị hành chính và hệ thống hoạt động Phân_cấp_hành_chính_Hoa_Kỳ

Đơn vị hành chính chủ yếu của Hoa Kỳ sau liên bang là tiểu bang. Theo pháp lý và kỹ thuật thì các tiểu bang không phải là các "đơn vị hành chính" được tạo ra từ Hoa Kỳ nhưng là các đơn vị hành chính "tạo nên" Hoa Kỳ bởi vì Hoa Kỳ và các tiểu bang tạo nên nó hoạt động theo một hệ thống chủ quyền song song. Theo nhiều phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, các tiểu bang và Hoa Kỳ là những thực thể có chủ quyền. Chủ quyền của Hoa Kỳ bị giới hạn theo các điều khoản của Hiến pháp Hoa Kỳ trong khi đó chủ quyền của mỗi tiểu bang là không có giới hạn, trừ hai điều như sau: thứ nhất là, chủ quyền và quyền lực của mỗi tiểu bang đã được chuyển sang cho Hoa Kỳ qua Hiến pháp Hoa Kỳ, và thứ hai là, các điều khoản trong chính hiến pháp của tiểu bang thường thường (nhưng không phải luôn là như vậy) ấn định một số điểm để thực thi chủ quyền tiểu bang.

Đa số các tiểu bang phân chia việc quản lý quyền lực thực thi chủ quyền thông thường qua ba cấp bậc nhưng luôn luôn có ít nhất hai cấp bậc và đôi khi có hơn ba cấp bậc. Cấp thứ nhất phân quyền luôn là cấp toàn tiểu bang gồm có các cơ quan hoạt động dưới sự điều hành của các bộ phận chính của chính quyền tiểu bang, ví dụ như các văn phòng thống kê hộ tịch (bureau of vital statistics), các bộ đặc trách xe có động cơ (department of motor vehicles) hay y tế công cộng. Cấp bậc thứ hai luôn là quận, đây là đơn vị hành chính của tiểu bang. Cấp bậc thứ ba thường thấy tại nhiều tiểu bang, nhất là tại miền Trung-tây Hoa Kỳ, là xã. Đây là cấp bậc đơn vị hành chính của một quận.

Trên căn bản, các quận tồn tại để cung ứng sự hỗ trợ tổng thể tại địa phương cho những hoạt động của chính quyền tiểu bang, ví dụ như thu thuế bất động sản (các quận gần như không có quyền đánh thuế), nhưng không cung ứng phần lớn các dịch vụ có liên quan đến các đô thị tự quản (thành phố hay thị trấn) bởi vì các quận thường là quá to lớn không thích hợp cho nhiệm vụ như thế. Chính vì lý do này mà xã tồn tại để cung ứng các dịch vụ địa phương công cộng trong các vùng đất không nằm trong ranh giới của một khu tự quản.

Tại một số tiểu bang, như Michigan chẳng hạn, các trường đại học tiểu bang, theo hiến pháp, được trao quyền tự quản, được hưởng qui chế đặc biệt tương đương với một khu đô thị tự quản. Có nghĩa là, giống như các địa phận được hợp nhất, chúng hoạt động như các khu tự quản nhưng sự tự trị của chúng không lệ thuộc vào đa số sự kiểm soát của hành pháp và lập pháp khiến cho chúng có thể được so sánh ngang hàng với các đơn vị hành chánh của tiểu bang, bằng hoặc hơn so với các quận.

Tại một số tiểu bang, các thành phố hoạt động độc lập với các xã. Một số thành phố (và tất cả các thành phố tại Virginia) hoạt động ngoài tầm kiểm soát của các quận. Các thành phố, đôi khi còn được gọi là các thị trấn, khác so với các quận và các xã theo phương diện chúng "không phải" là những đơn vị hành chính của tiểu bang. Đúng hơn chúng là những khu tự quản bán tự trị được tiểu bang công nhận. Nói rõ hơn, thành phố với tư cách là khu tự quản, chính là hình thức hiện đại của quốc gia-thành phố (city-state) cổ đại, một thực thể có chủ quyền chỉ tồn tại ngày nay trong hình thể của Monaco, San Marino, Singapore, và Thành phố Vatican.

Đơn vị hành chính của chính phủ liên bang bao gồm, đầu tiên là Đặc khu Columbia với Tòa Quốc hội Hoa Kỳ - nơi đặt cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ thực thi chủ quyền đặc biệt đối với Đặc khu và tất cả những vùng đất mà chính phủ liên bang kiểm soát.

Bốn tiểu bang (Massachusetts, Pennsylvania, Virginia, và Kentucky) chính thức tự gọi họ là "thịnh vượng chung" kể từ xưa khi họ có chính quyền và hiến pháp. Trong văn mạch liên bang, thuật từ "thịnh vượng chung" có ý nghĩa để chỉ về một địa vị chính trị giữa "lãnh thổ" và "quốc gia" - cả hai có ý nghĩa là "quốc gia độc lập" và "quốc gia thuộc Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, Puerto RicoQuần đảo Bắc Marianacác lãnh thổ thịnh vượng chung liên kết với Hoa Kỳ. Các lãnh thổ này có thể ngày nào đó sẽ tiến thêm bước nữa để trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ, hay trở thành độc lập như Philippines đã từng làm vậy vào năm 1946 sau khi Philippines là một thịnh vượng chung của Hoa Kỳ trong nhiều năm. Một lãnh thổ - cho dù đã được tổ chức hay chưa được tổ chức có rất ít quyền hơn so với 1 thịnh vượng chung (không cần phải so với 1 tiểu bang).